Cửa lưới chống muối AKADO tại Đà Nẵng 0935 98 60 68

Hân hạnh được phục vụ quý khách. Tư vấn tận nhà, lắp đặt miễn phí, bảo hành lên đến 3 năm.

Cửa lưới chống muối AKADO tại Đà Nẵng 0935 98 60 68

Hân hạnh được phục vụ quý khách. Tư vấn tận nhà, lắp đặt miễn phí, bảo hành lên đến 3 năm.

Cửa lưới chống muối AKADO tại Đà Nẵng 0935 98 60 68

Hân hạnh được phục vụ quý khách. Tư vấn tận nhà, lắp đặt miễn phí, bảo hành lên đến 3 năm.

Cửa lưới chống muối AKADO tại Đà Nẵng 0935 98 60 68

Hân hạnh được phục vụ quý khách. Tư vấn tận nhà, lắp đặt miễn phí, bảo hành lên đến 3 năm.

Cửa lưới chống muối AKADO tại Đà Nẵng 0935 98 60 68

Hân hạnh được phục vụ quý khách. Tư vấn tận nhà, lắp đặt miễn phí, bảo hành lên đến 3 năm.

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

Hãy nói với con của bạn: Thua thành tích, không có nghĩa là thua nhân sinh. Không sợ ‘Thua’, mới có cơ hội ‘Thắng

Hãy nói với con của bạn: Thua thành tích, không có nghĩa là thua nhân sinh. Không sợ ‘Thua’, mới có cơ hội ‘Thắng

Các bậc cha mẹ đều hy vọng con cái mình sẽ thành công trong tương lai. Nhưng có lẽ không nhiều phụ huynh biết rằng, những người thành công có một đặc điểm chung, đó là “không sợ thua!”.
Hiện nay trong giáo dục, có một điều đã trở thành lý tưởng mà trẻ em phải thấm nhuần, đó là ‘không được thua’. Nhưng trên thực tế, so với thắng hay thua, thì điều quan trọng hơn cả là cần phải bồi dưỡng cho trẻ một nội tâm mạnh mẽ.
“Chiến thắng” lớn nhất dành cho cha mẹ, đó là dạy trẻ cách đối mặt với “sự thua cuộc”.
Hãy nói với con của bạn: “Hãy để thua” quan trọng hơn là chiến thắng.
Gần đây chúng ta có thể bắt gặp những tin tức về các vụ tự tử của trẻ em.
Bé gái 10 tuổi ở Giang Tô vì thành tích học hành kém đã uống thuốc ngủ tự tử tại nhà mình. Cô bé để lại một video 3 phút 25 giây và một bức thư có 374 từ.
Cô bé viết trong di chúc:
“Khi bạn nhìn thấy bức thư này, tôi có thể không còn sống, vì tôi không thể học tốt. Tôi rời đi không phải vì ba mẹ, cũng không phải vì giáo viên của tôi. Mà là vì bản thân tôi… “
“Nếu tôi rời đi rồi, các người không còn phải đánh mắng tôi mỗi ngày nữa. Mặc dù ba mẹ đánh mắng tôi, nhưng tôi biết là họ muốn tốt cho tôi”.
Người mẹ bé gái đã ngã quỵ sau khi đọc bức thư.
Một cậu bé 15 tuổi để lại bức thư trước khi tự sát: “Ba mẹ ơi, con rời đi vì điểm của con quá tệ. Không thể vào trường trung học, con không muốn thêm gánh nặng cho ba mẹ. Con không thể tập trung vào việc học, con chỉ có thể từ bỏ. Nếu con vẫn được lên lớp, thì con sẽ học chăm chỉ và vào đại học. Nhưng con không thể, con không muốn trở thành một ông lão, không muốn trở thành một kẻ cặn bã của xã hội. Vậy nên con chọn cách ra đi”.
Trong thế giới quan của những thanh thiếu niên này, dường như chỉ có ‘thành tích’. Đối với chúng, điểm kém chính là không có tiền đồ; điểm kém chính là không thiết sống nữa.
Con trẻ không chịu nổi sự thất bại, là vì cha mẹ cũng không chấp nhận nổi sự thất bại.
Bởi vậy làm cha mẹ, không chỉ dạy con cách chiến thắng, cũng cần dạy con làm thế nào để ‘thua đẹp’.
Tuy nhiên, có nhiều bậc cha mẹ chỉ một mực nhất nhất yêu cầu con phải giành chiến thắng: “Con phải giành chiến thắng ngay ở vạch xuất phát”. Họ không ngừng nỗ lực đầu tư cho trí thông minh của con trẻ: Nào là học thêm đắt đỏ, gia sư đắt tiền… Họ coi con cái như vật phẩm riêng của mình và khoe khoang vốn liếng. Cứ vậy trong ý nghĩ của họ ngày càng chỉ có hai từ ‘chiến thắng’ mà không thể nào chấp nhận hai từ ‘thua cuộc’.
Có lẽ, các bậc cha mẹ cần nhớ rằng: Thắng chưa chắc đáng được ăn mừng, và thua chưa chắc thật đáng buồn.
Thắng hay thua không quan trọng. Điều quan trọng nhất là té ngã xuống rồi mà vẫn mạnh mẽ đứng lên.
Thua thành tích không có nghĩa là thua nhân sinh. Những đứa trẻ không sợ thua cuộc sẽ có cơ hội chiến thắng
Trong xã hội hiện nay chúng ta có thể nhận thấy một hiện tượng phổ biến, đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các bậc phụ huynh. “Con nhất định phải thắng” dường như đã trở thành phương châm trong nhiều gia đình. Và hì
Tuy nhiên, điều này mang lại những vấn đề tâm lý nghiêm trọng cho trẻ em, hơn nữa còn làm biến dạng tính cách và hành vi của trẻ.
Còn nhớ trường hợp con trai Phó cục trưởng Cục giáo dục Hong Kong – Phan Khuông Nhân nhảy từ tầng 40 xuống tự sát. Điều này gây sốc cho nhiều người vì bản thân anh vốn là một ‘người con hoàn hảo’ trong mắt bạn bè, xã hội.
Phan Khuông Nhân 25 tuổi, là một người xuất sắc từ nhỏ, theo học tại một trường trung học nổi tiếng tại Hong Kong, sau đó đi du học. Anh tốt nghiệp và trở về Hong Kong làm việc.
Phan Khuông Nhân là một người đa năng: biết chơi piano, yêu thể thao, đặc biệt là chạy bộ và đi xe đạp. Trước khi chết, anh tham gia một cuộc đua xe đạp nhưng do bị chấn thương nên đã thua cuộc. Từ đó, anh trở nên mắc chứng uất ức, trầm cảm, cuối cùng chọn nhảy khỏi tòa nhà 40 tầng để kết thúc cuộc đời mình.
Sinh ra ưu việt, học hành xuất sắc, tuổi thanh xuân vốn nên sẽ nở rộ. Tuy nhiên, chỉ vì thua trong một cuộc thi mà sầu não uất ức và chấp nhận bỏ mạng.
Điều này không khiến người ta phải tiếc nuối.
***
Một đứa trẻ không có đủ khả năng chấp nhận thất bại, thì khi lớn lên, chúng không thể thích nghi với một xã hội phức tạp và sẽ trở nên thống khổ. Vậy nên, dạy trẻ học cách thua cuộc, sẽ quyết định vận mệnh cuộc đời của chúng. Chiến thắng lớn nhất dành cho cha mẹ, đó là dạy con trẻ phải đối mặt với sự thất bại.
Cha mẹ không thể nào ở bên cạnh con cái của mình mãi mãi. Và cuộc sống của ai cũng vậy, không thể nào thuận buồm xuôi gió.
Điều duy nhất cha mẹ có thể làm, đó là hướng dẫn con trẻ cách đối đãi với sự thất bại:
1. Cho con bạn một cơ hội để thất bại
Khi còn nhỏ, có một số trẻ sẽ khóc khi chúng thua trong một trò chơi nào đó. Khi đó cha mẹ ‘xót con’, thấy con khóc thì tội nghiệp, liền cố tình chơi lại và cho đứa trẻ thắng. Tuy nhiên, đây không phải là một cách giáo dục lý tưởng. Vì cứ làm như vậy, sẽ khiến đứa trẻ ảo tưởng rằng chúng luôn ‘phải thắng’, bất chấp lý do nào, nếu không được thì chúng sẽ khóc lóc, ăn vạ… Với tính cách này sẽ làm hại đứa trẻ khi lớn lên, chúng sẽ không biết chấp nhận thất bại, không có đủ dũng khí để bước lên sau mỗi lần vấp ngã.
Vậy nên, cha mẹ hãy cho con mình một cơ hội để thất bại. Cho con thấy rằng, thất bại cũng không phải là điều gì xấu, quan trọng là phải mạnh mẽ để tiến lên.
2. Nuôi dưỡng ý chí rộng lớn trong con
“Thắng là nhờ vận may của ta, còn thua là do vận mệnh của ta”. Nếu có thể suy nghĩ khoáng đạt, rộng mở như vậy thì bạn còn có có hội nào để rầu rĩ đây?
Đừng nói với con bạn những câu như: “Bài kiểm tra cuối kỳ mà điểm thấp, thì con coi chừng với mẹ!”; “Con thật kém cỏi, chỉ biết khóc, thua là đúng thôi”…
Một lần thất bại không phải là cánh cửa khép lại cuộc đời. Vậy nên cha mẹ nên bao dung với con nhiều hơn, hãy là người khích lệ tiếp thêm cho con dũng khí. Khi cái nhìn của cha mẹ rộng mở bao dung sẽ dưỡng thành ý chí rộng lớn cho con trẻ.
3. Học cách thua trước mặt con
Cha mẹ có thể thường nói câu “Thôi, không sao”. Ví như: “Món ăn này dở quá. Thôi không sao, lần sau mẹ sẽ nấu ngon hơn”; “Trận cầu lông này bố bị thua rồi. Thôi không sao. Thời gian tới bố sẽ tập luyện chăm chỉ hơn”….
Cha mẹ cũng có thể nói với trẻ về trải nghiệm thất bại của chính mình, rồi đưa ra nhưng giải pháp, v.v.
Những điều này khiến cho trẻ hiểu rằng ‘thua cuộc’  không phải là điều gì đó quá khủng khiếp mà không thể đứng dậy được.
4. Đừng khen ngợi trẻ một cách mơ hồ
Nhiều bậc cha mẹ thường khen con một cách bâng quơ: “Con là giỏi nhất”, “Con là đứa trẻ thông minh nhất”, khiến đứa trẻ nuôi dưỡng cảm giác hiu hiu tự đắc, tự hài lòng về mình.
Đến một hôm đứa trẻ phạm lỗi và bị ba mẹ trách mắng. Chúng sẽ nghĩ: “Vừa mới khen ta tuyệt vời, giờ lại mắng là ngốc”.
Vì vậy, cha mẹ nên sử dụng ngôn ngữ rõ ràng khi khen ngợi con mình; đánh giá các hành vi cụ thể, để trẻ phân biệt được cha mẹ đang không hài lòng với hành động nào của mình.
“Không bao giờ sợ bắt đầu làm lại từ đầu”. Mong rằng mọi đứa trẻ đều có được sự tự tin và làm được như vậy.
Mong rằng mọi đứa trẻ đều có thể đối đãi với thắng – thua bằng một tư duy rộng lớn, giữ được thái độ tích cực trước thất bại.
Hãy là một người có thể chiến thắng và có dũng khí chấp nhận thất bại.
Theo Cmoney
Vân Hà
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang blogger của chúng tôi

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

Thông minh là thiên phú nhưng thiện lương lại là sự lựa chọn

Thông minh là thiên phú nhưng thiện lương lại là sự lựa chọn

Thiện lương khó hơn thông minh nhiều, bởi vì thông minh là thiên phú, còn thiện lương là một sự lựa chọn. Dẫu có gian nan thế nào đi nữa, chúng ta cũng nên kiên trì thiện lương.
Từ trước tới nay tôi không thích đeo mặt nạ để đối đãi với người, cũng chẳng che giấu tâm trạng không tốt khi gặp gỡ người khác. Tôi chỉ muốn sống đơn giản, chẳng có bài vở chiêu trò gì.
Chẳng có ai là kẻ ngốc cả, chỉ là có lúc không muốn so đo tính toán quá nhiều, chỉ muốn giữ một trái tim thiện lương.
Tôi vẫn luôn luôn cho rằng, thiện lương là một sức mạnh mềm mại nhất ẩn chứa trong nhân tính.
Tặng những người coi tôi là kẻ ngốc
Mánh lới có ai là không biết, tính sổ người khác có ai là không biết? Tôi không ngốc hơn người khác, cũng chẳng đần hơn người khác. Chỉ là tôi coi trọng tình cảm, không muốn vì lợi ích mà mất đi bạn bè, không muốn vì tiền tài mà mất đi người thân.
Tôi không yêu cầu người xung quanh đều phải đơn giản như tôi, tôi chỉ hy vọng người ta có thể chân thành một chút, đừng đem đến cho tôi những tình cảm ý tứ hư giả, cũng đừng ở trước mặt tôi khí thế hung hăng nạt nộ người.
Mỗi người đều có tiêu chuẩn giới hạn, đều có tính khí. Tôi không nói toạc ra, không tranh biện không có nghĩa là tôi ngốc nghếch, mà bởi vì tôi trân quý tình cảm giữa tôi và bạn.
Có chuyện gì, hễ tìm đến tôi là tôi nhận lời.
Có thứ gì, hễ cần đến là tôi cho.
Có sai lầm gì, tôi đều tha thứ.
Có tổn thương gì, tôi đều tiếp nhận.
Những người coi tôi là kẻ ngốc, kỳ thực đều là những người tôi quan tâm nhất. Chỉ có quan tâm, tôi mới nguyện ý nhượng bộ. Chỉ có trân quý, tôi mới nguyện ý giả ngốc.
Bởi vì quan tâm nên mới đau lòng. Nếu không quan tâm thì chẳng tổn hại đến một sợi tóc.
Mãi mãi học không giả dối
Cái tâm là thứ rất khó hiểu, nghĩ nhiều thì nói rằng bạn đa tâm quá, nghĩ ít thì lại nói bạn vô tâm.
Nhưng tình cảm ý tứ hư giả thì tôi mãi mãi sẽ không học.
Tôi không quan tâm đến đánh giá của người khác, sống chỉ mong sao chẳng thẹn với lòng mình, không có lỗi với lương tâm của mình là được.
Xưa có một người thiện lương, phúc báo nhiều, con cháu đầy nhà. Lúc lâm chung, cháu con quỳ bên giường nói: “Cha sắp rời xa chúng con rồi, xin cha để lại lời dạy cuối cùng để cháu con cả đời thực hiện”.
Người thiện lương đó chỉ nói 8 chữ: “Học cách chịu thiệt, chịu thiệt là phúc”..
Kỳ thực người thiện lương về căn bản là không bị thiệt. Đời người như một bàn cờ lớn, bạn chịu thiệt ở chỗ này thì lại có phúc báo ở chỗ khác.
Trên con đường đời dài đằng đẵng, thiện lương là kim chỉ nam trong tâm mỗi người, để chúng ta thấy rõ nội tâm mình, vĩnh viễn không lạc mất phương hướng.
Bạn bỏ ra thiện lương, có lẽ sẽ không có báo đáp ngay, nhưng nhất định sẽ được bù đắp ở thời gian khác hoặc không gian khác.
Thiện lương cũng cần thêm lý trí
Con người khi thực sự gặp chuyện rồi thì mới biết ai sẽ dốc hết sức cho bạn, ai sẽ nhìn bạn mà như không thấy.
Thiện lương rất trân quý, nhưng cũng cần lý trí, nếu không sẽ trở thành mềm yếu.
Khi một người đói rét, bạn cho anh ta một bát cơm manh áo, anh ta sẽ vô cùng cảm kích. Nhưng nếu bạn cứ thí xả mãi, thì anh ta sẽ cảm thấy đó là lẽ đương nhiên…
Thế nên người xưa có câu nói rằng: “Đấu gạo nuôi ân, gánh gạo nuôi thù”. Nhân tính đều có một mặt tham lam, thời gian lâu dài rồi, bạn cho một bát cơm không đủ, 2 bát không đủ, 3 bát, 4 bát vẫn không đổ đầy cái miệng anh ta được, khi đó dẫu vắt tận tâm tận lực thì cũng là muối bỏ bể.
Do đó thiện lương cần thêm lý trí. Trân quý người hiện tại, làm tốt việc hiện tại.
Gặp người yêu quý bạn thì học cách cảm ơn.
Gặp người bạn yêu quý thì học cách cống hiến.
Gặp người giúp bạn thì hãy kết bạn thâm giao.
Gặp người lừa bạn thì tuyệt đối chớ tin nữa.
Làm người thực ra rất đơn giản, bạn tốt với tôi, tôi sẽ tốt với bạn hơn nữa; bạn không tốt với tôi, tôi cũng im lặng chẳng trách móc gì. Chẳng có ai ngốc cả, chỉ là có lúc không muốn so đo tính toán quá nhiều, chỉ muốn giữ một trái tim thiện lương
Theo CmoneyNam Phương biên dịch

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Người Việt không xấu xí: ‘Ở lòng nhân nghĩa cho đầy mới khôn’

Người Việt không xấu xí: "Ở lòng nhân nghĩa cho đầy mới khôn"

Loạt bài Người Việt không xấu xí của chuyên mục Văn hóa – Đại Kỷ Nguyên hy vọng sẽ mang tới làn gió mát lành giữa những trăn trở về hình ảnh ngày nay của người Việt Nam. Chúng tôi muốn cung cấp cho độc giả một góc nhìn khác, để chúng ta cùng quay trở lại với những nét đẹp đã từng tồn tại và trở thành bản sắc văn hóa một thời của cha ông. Để từ đó cùng nhau thực hành, lan tỏa những nét văn hóa tốt đẹp.
Giữa những nỗi tủi hổ của dân tộc và sự chỉ trích lẫn nhau, một gợn nước nhỏ bé hy vọng sẽ trở thành cơn sóng lớn cuốn trôi những gì được đặt tên là xấu xí trong tác phong, lối sống của người Việt hiện đại. Thay vì cứ nói mãi về những điều chưa được, chúng ta hãy cùng thực hành với sự rộng lượng và đốc thúc lẫn nhau. Bởi cái xấu chỉ có thể bị đẩy lùi bởi cái Thiện.
***
Người Việt nhân hậu và nhiều Thiện tâm, mà Thiện tâm thì không cần báo đáp. Đó đã là truyền thống từ bao đời nay, là lời răn dạy của người xưa cho bao thế hệ sau này.
Trong lịch sử tồn tại dài đằng đẵng của thế nhân, luôn có những giá trị phổ quát vĩnh cửu được công nhận ở mọi nền văn hóa dù xa cách và đầy khác biệt. Người phương Tây luôn nhớ lời Jesus dạy: “Mọi điều anh em muốn người ta làm cho mình thì anh em cũng phải làm cho họ”. Người phương Đông nhớ lời Khổng Tử rằng: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều gì bản thân mình không muốn thì chớ làm cho người khác).
Người Việt ta từ bao đời nay, cũng không nằm ngoài dòng chảy chung của đạo lý đức Nhân này, nhưng lại có cách răn dạy nhau thật gần gũi và dung dị: “Thương người như thể thương thân”. Thế nên thương người, giúp người trở thành một điều rất đỗi bình thường và hiển nhiên, là cái điều ai cũng phải làm mà không chút toan tính hay mong cầu báo đáp.
Làm việc nhân nghĩa chính là vì người mà lại cho mình
Khi giúp Kiều Nguyệt Nga thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai, trước lời cảm tạ và tỏ bày đền đáp công ơn của Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên đã nói một lời cao thượng mà nhẹ tựa lông hồng: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Giúp người đã là điều tuyệt đẹp, giúp mà không cần báo đáp còn đẹp hơn biết bao, bởi đã coi chuyện của người là chuyện của ta, thân người cũng là thân ta.
Người Hà Nội nay có thể không biết, nhưng cách đây khoảng 100 năm, có một công trình rộng nghìn mét vuông ở Hàng Đũa do bà cả Mọc – Hoàng Thị Uyển (1870 – 1947) làm chủ, được gọi là Hội Tế Sinh đã cứu giúp biết bao đứa trẻ nghèo đói mà cha mẹ chúng chẳng thể nuôi nổi. Những tấm thân khốn khổ được cho ăn cho học, được chơi bời, được thay quần áo sạch mỗi ngày hai lần, cứ thế cho đến khi bố mẹ chúng hết đói thì lại tới xin con về.
Bà Cả Mọc chính là em gái nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy – tác giả của những tác phẩm ghi chép về nét đẹp của người Hà Thành và người Việt xưa. Hội Tế Sinh được thành lập vào năm 1930 và đã được vua Bảo Đại cùng hoàng hậu Nam Phương đích thân đến thăm, sau đó vua ban tặng cho bà Cả Mọc tấm bảng vàng “Tiết nghĩa”. Nhưng bà cương quyết không nhận cái “danh hiệu” này. Trong khi các quan Ngự tiền còn đang lúng túng, bà điềm nhiên bảo: “Việc của quý ngài thì quý ngài cứ tâu lên vua, còn việc của tôi thì tôi không nhận. Thế thôi”.
Có lẽ bởi đơn giản bà cảm thấy mình chỉ làm việc cần phải làm, một việc đương nhiên của một con người có lòng Nhân. Là một sự khẳng định cho đời về những điều đúng đắn nên làm, giống như Nguyễn Trãi từng nói:
“Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người tàn tật lại càng trông nom,
Thấy người già yếu ốm mòn,
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần.
Trời nào phụ kẻ có nhân,
Người mà có đức, muôn phần vinh hoa”
(Gia Huấn Ca).
Hóa ra khi ta làm việc nhân nghĩa mà không cầu báo đáp ấy, lại chính là đang xây dựng di sản và tích trữ kho báu vô giá cho chính mình. Đó chính là cái Đức tưởng chừng vô hình vô ảnh, nhưng lại là điều có thể mang lại cho sinh mệnh con người những đền đáp xứng đáng.
Bởi vậy ngay những câu đầu trong bài “Dạy con ở cho có Đức”, Nguyễn Trãi đã giải thích rằng:
“Ở cho có đức có nhân,
Mới mong đời trị được ăn lộc Trời”.
Nào phải người xưa mê muội giải thích mọi may mắn trong đời là do Trời ban lộc. Đó hẳn là đúc kết trong dân gian từ hàng bao nhiêu kiếp người riêng biệt. Là lời giải hợp lý nhất cho tới hiện tại về những việc mà con người cho là ngẫu nhiên khi không thể lý giải nổi như: tại sao lại có người cùng khổ và có người sướng từ trong trứng nước?
Lời của một bậc quân sư kiệt xuất bậc nhất trong lịch sử Đại Việt, người đã lưu danh thiên cổ và thay người Việt nói lên tinh thần “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” nào lại chỉ là lời “mê tín”, “u muội”. Dùng cái lý và góc nhìn đã mai một đạo Thánh của người nay mà giải thích người xưa, có lẽ là hơi vội vàng. Tại sao ta không thử bình tĩnh mà quan sát, để nhìn ra quy luật khách quan vẫn luôn chi phối cuộc đời mỗi người, mà ta chẳng thể can thiệp.
Người Việt xưa đã dùng cả cuộc đời của mình để quan sát, để đúc rút, khắc ghi và khuyên nhủ các thế hệ sau:
“Khuyên ai chớ bắt chước rày,
Ở lòng nhân nghĩa cho đầy mới khôn.
Lời cha dạy bảo nỉ non,
Trước sau ghi chép khuyên con nghe lời.
Nghe thì mới phải là người,
Chẳng nghe thì cũng là đời bỏ đi”.
(Dạy con ở cho có Đức, Nguyễn Trãi)
Thực hành nhân nghĩa ấy hóa ra lại chính là việc làm của người khôn, nào phải lo việc bao đồng, hay việc của những người phải có đầy đủ điều kiện và hoàn cảnh thích hợp. Ngày nay, nhiều người cho rằng, muốn giúp người khác thì trước hết mình phải lo được cho mình và gia đình, phải có năng lực, thậm chí đương nhiên nghĩ rằng đó là việc của những người giàu có, mạnh mẽ, giỏi giang; Lại cũng có người có thế, có tiền làm việc thiện vì cái danh, cái tiếng; Cũng có người giúp người khác mà chấp vào việc phải được chút đáp đền, kể lể công lao.
Đó đều không phải là lòng nhân nghĩa mà người Việt xưa đã lưu truyền, mà là giả nhân giả nghĩa, là làm việc nghĩa mà có điều kiện. Việc nhân nghĩa giả hiệu này do vậy chỉ có thể dừng lại ở đó mà không lan tỏa đi và càng chẳng thể mang lại cho bản thân họ điều gì ngoài cái danh hão.
Trách nhiệm và niềm tin
Không phải ngẫu nhiên mà cổ nhân có câu: “Hành thiện mà không cầu báo đáp sẽ khai mở thiện tâm của người khác và giải được khổ nạn của bản thân”. Việc nhân nghĩa từ cái tâm chân thật không toan tính, sẽ như những làn sóng xô nhau, việc này nối tiếp việc kia, truyền đi những rung động sóng nước lay động cả những cánh bèo xa xôi nhất. Để ai ai cũng được truyền cảm hứng để làm việc tử tế cho người khác, cũng là tích lũy cho mình một gia tài giá trị nhất: ‘Đức’. Để khi tới lúc gia tài đó sẽ được chuyển hóa để giúp hóa giải khổ nạn của bản thân.
Mà kể cả có không tin rằng làm việc nhân nghĩa không cầu báo đáp có thể tích Đức. Thì chí ít, ta cũng phải có trách nhiệm trước sự tha hóa đạo đức của xã hội mà mình đang sống trong đó. So với việc chỉ ngán ngấm, lên án, thiếu tin tưởng con người, có lẽ hành động đẹp sẽ là tiếng nói thu hút nhất, vang vọng nhất để đánh thức lòng nhân trong mỗi con người. Đó là trách nhiệm lưu giữ những giá trị phổ quát của nhân loại, chứ chẳng phải việc đơn giản, hay là việc làm khi có điều kiện và khi ta cao hứng mà thôi.
Người ta nói người tốt ngày nay hiếm quá, làm việc tốt cũng khó quá, thậm chí còn bị nói là ‘dại dột’ khi có thể ‘làm ơn mắc oán’, mang vạ vào thân. Nhưng cái xấu không phải là để chúng ta sợ, mà là để chúng ta trừ bỏ nó đi. Cái tốt không phải là việc để kể, để hồi tưởng mà là việc để làm. Dù có phải đi ngược dòng, có phải chịu chút thiệt thòi, nhưng tâm ta thanh thản và có thể luôn ngẩng cao đầu mà sống. Hơn nữa, cái Đức mà các cụ vẫn thường nói ấy, nó có thể vô hình nhưng luôn hiện hữu, bởi đó là đối trọng níu giữ đạo đức con người, là điều bạn phải tin tưởng nếu muốn những thế hệ sau còn nhân tính. Đất Trời có đức hiếu sinh bao la che chở vạn vật, con người sống trong đó, cũng phải thuận theo lý của Đất Trời thì mới mong có sự đáp đền xứng đáng.
Có thể nói mọi thói hư tật xấu của con người đều từ cái tâm vị tư (vì bản thân mình) mà ra. Vì nghĩ đến cảm giác của mình, mong muốn của mình, lợi ích của mình, mà ta vô tình hoặc cố ý xâm phạm tới cảm giác, mong muốn và lợi ích của người khác. Nhưng khi biết xả thân vì nhân nghĩa, chính là lúc đặt người khác lên trên bản thân mình, chia sẻ lợi ích của mình, là ta đã làm được việc lợi tha (đem lợi cho người). Từ đó, vị tư đã chuyển thành vị tha. Thế nên lòng thí xả vì người đã giúp ta chống lại nguồn gốc gây ra mọi thói hư tật xấu của mình. Đó chẳng phải là phương cách hữu hiệu nhất để níu giữ nhân tính hay sao?
Lời cổ nhân xem ra đều cần ta phải nghiêm túc mà phân tích nhìn nhận, mà đối đãi. Ít nhất cũng cần nhận ra và phải hiểu vì sao ngày nay nhiều người lại nói câu: “bao giờ cho đến ngày xưa” đến như vậy.
Thuần Dương
Cửa lưới chóng muỗi ở Đà Nẵng
ĐT: 0935 98 60 68

Email: sale@akado.vn

Địa chỉ: 159 Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Cuộc đời thuận nghịch do mình định, biết đủ thì sẽ được bình an

Cuộc đời thuận nghịch do mình định, biết đủ thì sẽ được bình an



Khi loạn, mong sao được chữ an
Lúc bình, ước hưởng thú chơi nhàn
Cơm ăn, áo mặc quanh năm đủ
Bầu rượu, túi thơ suốt tháng tràn


Tham vọng thường làm tâm bất ổn
Gian tà dễ khiến dạ không an
Cuộc đời thuận nghịch do mình định
Biết đủ thường vui, cổ nhân bàn.

Cuộc đời thuận nghịch do mình định, biết đủ thường vui, cổ nhân bàn. (Ảnh: pinosy.com)
Hoàng Văn Cờ
Cảm ơn các ạn đã ghé thăm trang Blogger của chúng tôi 
 



Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

Nuôi cây chớ tưới quá nhiều nước, chăm con chớ chăm quá nhiều tình

Nuôi cây chớ tưới quá nhiều nước, chăm con chớ chăm quá nhiều tình

Trẻ em như những mầm non mới mọc, nếu bạn biết cách nuôi dưỡng một cây non cao lớn và vững mạnh, bạn cũng sẽ học được cách nuôi dạy con cái lớn khôn và trưởng thành. 
Ngày xửa ngày xưa, có hai gia đình nọ sống cạnh nhau. Chủ một ngôi nhà là một giáo viên đã nghỉ hưu và người hàng xóm của bà là một chuyên viên bảo hiểm. Trước sân nhà họ là hai khu vườn được trồng rất nhiều loại cây cảnh và hoa. Mỗi ngày, người giáo viên chỉ tưới chút nước cho cây và để chúng tự lớn. Còn hàng xóm của bà thì chăm chút kỹ hơn, mỗi ngày ông đều tưới cho vườn cây rất nhiều nước và chăm chút từng li từng tí. Hai vườn cây trước nhà họ lớn dần đơm hoa tỏa hương thơm ngát cả khu phố, dù có điều đám cây trong vườn nhà ông hàng xóm cỏ vẻ xanh tươi mà mơn mởn hơn. 
Một ngày nọ, trận áp thấp đêm bất ngờ ghé ngang khu phố khiến người dân trong vùng chịu thiệt hại ít nhiều. Sáng hôm sau, cả vị giáo viên già và người hàng xóm của mình đều ra thăm vườn cây trước sân nhà. Thật tiếc, đám cây trong vườn của vị chuyên viên bảo hiểm đã bị ngả xuống và bật rễ, trong khi hàng cây trong vườn người hàng xóm của ông vẫn đang vững chãi khỏe mạnh. 
Người hàng xóm của đại lý bảo hiểm rất ngạc nhiên khi thấy nó, ông ta đến gặp giáo viên đã nghỉ hưu và hỏi “Cả hai chúng ta đã trồng cùng một loại cây, tôi thực sự chăm sóc cây của tôi tốt hơn bà và thậm chí còn tưới nhiều nước hơn. Tuy nhiên, cây của tôi bị bật gốc, trong khi cây của bà thì không. Làm sao lại như thế?”
Bà hàng xóm đã nghỉ hưu mỉm cười và nói: “Ông đã chú trọng cây của ông về nước, nhưng chính vì điều đó khiến cây của ông không chịu làm việc. Ông khiến chúng sống trong môi trường quá dễ dàng. Khi tôi cho chúng một lượng nước vừa đủ thì rễ cây sẽ tìm nguồn nước để hút nước nhiều hơn. Do đó, rễ sẽ cắm sâu xuống đất và trở nên bám chắc chắn hơn. Đó là lý do vì sao chúng sống sót”.
Suy ngẫm
Câu chuyện giúp các bậc làm cha làm mẹ phần nào hiểu được cách nuôi dạy con cái, trẻ em cũng như những mầm non mới lớn. Nếu quá chăm chút và chiều chuộng, chúng sẽ không học được cách tự lập và kiên cường đứng lên sau những nghịch cảnh của cuộc sống. Đôi khi, cách tốt nhất là hướng dẫn, chỉ dạy chúng hơn là cho chúng thứ mà chúng muốn. Bạn dạy con cách đi bộ nhưng hãy để con bạn tự đi trên đoạn đường của mình. 
Theo Moral Stories,
Tiểu Ngọc biên dịch
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm trang Blogger của chúng tôi
Email: sale@akado.vn
Địa chỉ: 159 Nguyễn Tri Phương, TP.Đà Nẵng 

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Câu chuyện của muỗi

Câu chuyện của muỗi

Tới tuổi trưởng thành, hai con muỗi nọ chia tay nhau để kiếm ăn. Muỗi chị vào một nhà, còn muỗi em bay ra công viên.
Sau một thời gian, chúng gặp lại nhau. Muỗi em hỏi muỗi chị: "Dạo này sao trông chị gầy xác xơ thế?"
Muỗi chị lắc đầu: "Chán lắm em ạ! Vì lâu nay cặp vợ chồng nơi chị cư ngụ không... cãi nhau nữa". "Việc họ cãi nhau liên quan gì đến chị?", muỗi em ngạc nhiên. Muỗi chị giải thích: "Sao em chậm hiểu thế! Họ mà cãi nhau, anh chồng bỏ ra ghế salon ngủ thì chị mới có cơ hội "làm ăn" chứ!". "Hay là chị ra công viên với em đi! Ở đó nhiều cặp tình nhân ôm nhau chẳng biết trời đâu đất đâu nữa. Lúc đó chúng mình tha hồ tác nghiệp", muỗi em đề nghị."Không dám đâu! Chị nghe nói ở đó lắm kẻ nghiện ngập lắm. Lỡ mình chích nhầm chúng rồi đâm nghiền lây, cứ phải tìm dân nghiện mà chích thì khổ cả một đời", muỗi chị đáp.
Cửa lưới chống muỗi Akado 

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

Dạy con nên người bằng những câu chuyện bồi dưỡng thiện lương

Dạy con nên người bằng những câu chuyện bồi dưỡng thiện lương


Thích nghe kể chuyện là thiên tính, cũng là nhu cầu tinh thần của trẻ, vậy cha mẹ nên kể cho con nghe những chuyện gì?
Dường như bất cứ đứa trẻ nào cũng thích nghe kể chuyện. Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cô bé Lọ Lem, Sói xám và cừu non, Cô bé quàng khăn đỏ… đều là những câu chuyện bọn trẻ thích nghe đến thuộc làu. Những câu chuyện sinh động, hấp dẫn đó đã theo suốt tuổi thơ vui vẻ và hạnh phúc của mỗi người.
Sở dĩ trẻ thích nghe kể chuyện vì nội dung câu chuyện khiến trẻ em cảm thấy thế giới thật phong phú, tràn đầy màu sắc. Ngôn ngữ sinh động đẹp đẽ, tình tiết hấp dẫn. Hình tượng nhân vật đặc sắc và có cá tính. Mỗi câu chuyện đều mang ý nghĩa giáo dục là ca ngợi cái tốt, phê phán cái xấu, đánh thức đức tính lương thiện trong mỗi con người.
Kể chuyện cũng là cách tốt nhất giúp trẻ xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan tốt đẹp. Bởi vì, mỗi câu chuyện đều ẩn chứa ý nghĩa giáo dục nhất định, răn dạy con người nên đối diện với khó khăn, thất bại như thế nào. Ví như, những câu chuyện kể về cái xấu cái ác sẽ răn dạy trẻ biết sai là sửa, không sa vào con đường sai lầm. Những câu chuyện kể về nhân vật anh hùng lại bồi dưỡng tính thần chính nghĩa và tinh thần trách nhiệm cho trẻ.
Kể chuyện mang lại những tác dụng chủ yếu như có thể thắt chặt tình cảm giữa cha mẹ và con cái, điều này rất có lợi cho sự trưởng thành của trẻ, giúp trẻ thêm tự tin và biết cách giao tiếp với người khác. Và thông qua nội dung phong phú của các câu chuyện, trẻ biết rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, từ đó xây dựng cho trẻ ý chí kiên trì, tinh thần không khuất phục. Chẳng hạn, câu chuyện về anh hùng Mai An Tiêm trong sự tích quả dưa hấu giúp trẻ hiểu rằng khi gặp khó khăn không được nản chí, phải học cách kiên cường, tự bảo vệ bản thân qua các kỹ năng sinh tồn… Có thể nói, những phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật trong các câu chuyện luôn có tác dụng đến trẻ, cổ vũ trẻ phấn đấu, cố gắng hơn nữa trong cuộc sống.
Thích nghe kể chuyện là thiên tính, cũng là nhu cầu tinh thần của trẻ, vậy cha mẹ nên kể cho con nghe những chuyện gì? Dưới dây, chúng tôi xin cung cấp một vài thể loại truyện kể để cha mẹ tham khảo.
Truyện lịch sử
Giáo sư Diana, giảng dạy tại khoa Lịch sử Học viện giáo dục Đại học Columbia nói: “Dân tộc không coi trọng lịch sử là dân tộc bị lãng quên, khi tỉnh dậy, họ sẽ không biết mình là ai”. Có thể thấy, lịch sử có tầm quan trọng to lớn đối với mỗi đất nước nói chung và đối với từng con người nói riêng. Hầu hết các chính trị gia, những nhân vật thành công đều có hiểu biết sâu sắc về lịch sử. Mỗi đứa trẻ lại có những sở thích khác nhau: có trẻ thích nhảy múa, có trẻ thích âm nhạc, có trẻ thích toán học, có trẻ thích thể thao… Nhưng sở thích của trẻ là gì thì cha mẹ cũng nên giúp trẻ có hiểu biết nhất định về lịch sử.
Ghi chép lịch sử là ghi chép tiến trình hát triển của thế giới khách quan. Lịch sử mang nghĩa rộng bao hàm cả lịch sử về thế giới tự nhiên và lịch sử phát triển của xã hội loài người. Khi cha mẹ kể cho con nghe những câu chuyện lịch sử, không nên giới hạn ở lịch sử một quốc gia, một giai đoạn, một dân tộc mà có thể kể cho con nghe sự thay đổi của các triều đại, sự phát triển văn minh nhân loại… Thông qua những câu chuyện kể của cha mẹ trẻ em sẽ biết sống hòa hợp tôn trọng và bảo vệ những gì chúng đang được tận hưởng.
Truyện thành ngữ
Đất nước Việt Nam với lịch sử hàng nghìn năm xây dựng và phát triển đã để lại cho chúng ta một kho tàng văn hóa dân gian khổng lồ, trong đó có thành ngữ. Phía sau mỗi thành ngữ là một câu chuyện thú vị. Những câu thành ngữ được lưu truyền từ đời này sang đời khác, là kết tinh văn hóa của dân tộc, là một phần lịch sử đất nước. Học các câu chuyện thành ngữ cũng là để hiểu biết thêm về lịch sử, tích lũy vốn ngôn ngữ, kiến thức. Vì thế, cha mẹ nên tìm hiểu và kể thêm nhiều các câu chuyện về thành ngữ cho con nghe.
Truyện về lễ nghĩa, ứng xử
Hiểu và biết thực hành lễ nghĩa là tố chất cần có trong quá trình sống, học tập, làm việc và giao tiếp xã hội. Vì thế, kể cho con những câu chuyện về lễ nghĩa sẽ là một cách tốt để dạy trẻ biết các phép tắc, lễ nghi. Ngoài những câu chuyện kinh điển, cha mẹ có thể kể cho con nghe những câu chuyện đạo đức trong cuộc sống hàng ngày, những hành động nên làm ở nơi công cộng để giúp con hình thành và nuôi dưỡng thói quen ứng xử lịch sự.
Truyện kể về các danh nhân
Nhà văn người Anh là Henry Fielding từng nói: “Tấm gương ghi dấu trong trái tim trẻ nhanh và mãnh liệt hơn giáo dục”. Vì thế, cha mẹ có thể dùng một vài câu chuyện về danh nhân để làm tấm gương cổ vũ cho trẻ.
Những câu chuyện kể về danh nhân đều rất giàu tính nhân văn, thể loại truyện này vì thế có thể làm tăng kiến thức cho trẻ, đồng thời cũng có ý nghĩa giáo dục vô cùng tích cực với trẻ.
Những câu chuyện danh nhân giúp mở mang và làm phong phú vốn hiểu biết về văn hóa truyền thống của trẻ nhỏ. Những câu chuyện danh nhân nước ngoài còn giúp trẻ hiểu biết thêm về văn hóa Á – Âu, có thêm hiểu biết về các phương diện văn hóa, giáo dục, xã hội… của các quốc gia, từ đó bồi dưỡng tố chất về đa văn hóa cho trẻ.
Trong quá trình hình thành nhân cách, trẻ được nuôi dưỡng phát triển những tố chất nào thì sẽ ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của chúng sau này. Vì thế, cha mẹ cần đặt nền tảng thật tốt cho con ngay từ bây giờ. Đọc sách, kể chuyện cho con nghe cũng là một phương tiện để đạt được điều đó.
Tâm Bình